Đột quỵ hay còn được gọi là tai biến mạch máu não, là tình trạng bị rối loạn các chức năng thần kinh ở người bao gồm một số dấu hiệu như liệt, hôn mê, bất tỉnh, nuốt bị sặc, nói không lưu loát… Những đối tượng dễ mắc phải bệnh đột quỵ nhất là người bị tiểu đường, người bị cao huyết áp, người bị tăng mỡ trong máu… Vậy với người bệnh đột quỵ nên ăn gì? Và nên kiêng ăn gì? thì tốt.

Để điều trị bệnh đột quỵ thì một chế độ ăn đảm bảo hợp lý sẽ giúp người bệnh tránh được những trường hợp tai biến nặng hơn có thể xảy ra, giảm bớt sự tiến triển của bệnh và đẩy nhanh thời gian phục hồi. Người bị đột quỵ ăn gì, ăn như thế nào cần phải được xây dựng trên nguyên tắc ăn uống lành mạnh.

Nguyên tắc xây dựng thực đơn hàng ngày tốt cho người đột quỵ:

  1. Các chất dinh dưỡng cần có trong bữa ăn của người bị đột quỵ

– Chất đạm: 0,8g/kg cân nặng/ngày, nên chọn loại thực phẩm có chứa ít cholesterol và nhiều loại đạm thực vật ( có trong đậu xanh, đậu đỏ, đậu nành, đậu đen, cá biển, thịt nạc). Nếu như bệnh nhân bị suy thận kèm theo thì nên giảm lượng đạm chỉ còn 1/2.

– Chất béo: nên đáp ứng nhu cầu khoảng 25-30g/ngày. Trong đó, chủ yếu là chất béo thực vật ( chiếm 2/3). Ngoài ra, các loại axit béo có trong dầu thực vật cũng có khả năng làm giảm nguy cơ bị đột quỵ tái phát, đặc biệt là sự hình thành cục máu đông trong lòng mạch máu.

– Chất khoáng: chủ yếu có trong rau củ và các loại hoa quả chín bởi chúng có chứa khá nhiều kali, có tác dụng giúp hạ huyết áp, lợi tiểu. Kali có nhiều trong quả chuối, mỗi ngày một người tiêu thụ dưới 1.500mg kali/ngày sẽ có nguy cơ mắc bệnh đột quỵ cao hơn so với những người tiêu thụ 2.300mg kali/ngày.

– Vitamin: tăng cường vitamin C và axit folic ít nhất khoảng 300mcg/ngày sẽ hỗ trợ làm giảm nguy cơ mắc bệnh đột quỵ lên tới 20% và 13% nguy cơ mắc bệnh tim mạch so với những người chỉ dùng một nửa. Axit folic có tác dụng giúp chống xơ vữa động mạch, giảm mỡ máu và hạ huyết áp, có nhiều trong gan, rau lá, các loại đậu.

  1. Người bị đột quỵ nên kiêng ăn gì?

Sử dụng các loại thức ăn dạng mềm lỏng, tránh các loại thức ăn lên men và gây kích thích như rượu, cà phê hay gia vị cay nóng chính là những món đồ ăn mà người đột nên kiêng. Đồng thời, trong khẩu phần ăn cũng cần phải giảm nước và muối bởi những thứ này gây tụ máu ở tĩnh mạch, làm phù máu, chức năng thận kém. Đặc biệt nguy hiểm đến người bệnh.

MÓN ĂN GIÚP NGƯỜI BỆNH ĐỘT QUỴ HỒI PHỤC NHANH

5 món ăn dưới đây sẽ giúp người bệnh giải quyết được câu hỏi bệnh đột quỵ nên ăn gì. Chế độ ăn uống sau đột quỵ có sự ảnh hưởng khá lớn đối với khả năng phục hồi bệnh của các bệnh nhân. 

1. Hoàng kỳ nấu đại táo 

Tác dụng chính: Món ăn này có tác dụng giúp tăng cường khí huyết, bổ hư trợ dương, sinh huyết, thích hợp với những người mắc di chứng sau tai biến mạch máu não như tê liệt, teo chân tay, bị bán thân bất toại… Tuy nhiên, những người bị mắc chứng cảm nóng, gan dương đều thích thì không nên dùng. 

Nguyên liệu: hoàng kỳ, đương quy, kỷ tử (mỗi loại 10g), táo tàu 10 quả, 100g thịt lợn nạc thái lát.

Cách làm: Tất cả cho vào ninh nhừ, nêm nếm gia vị vừa đủ, chia ăn vài lần trong ngày và sử dụng liên tục trong 1 tháng.

2. Cháo hoàng kỳ bạch thược

Tác dụng chính: Hoàng kỳ kết hợp với bạch thược là món ăn mà người bị đột quỵ nên ăn. Dùng liên tục sẽ mang đến hiệu quả trong việc điều trị di chứng đột quỵ như chân tay tê liệt, những người bị xuất huyết não hay huyết áp cao cũng có thể dùng được món ăn này.

Nguyên liệu: hoàng kỳ, bạch thược mỗi loại 15g sao vàng, gừng tươi 15g, quế 15g.

Cách làm: Đem nấu những nguyên liệu trên lấy nước rồi bỏ bã. Sau đó, cho khoảng 100g gạo tẻ, 4 quả táo tàu cùng lượng nước vừa đủ và nấu thành cháo. Khi cháo chín thì cho nước thuốc trên vào khuấy đều mỗi ngày ăn 1 lần.

3. Món ăn từ hoa cúc

Tác dụng: Cháo hoa cúc thích hợp với những người mắc chứng huyết áp cao, hoa mắt, chóng mặt, nhức đầu, người bị trúng phong. Không dùng cho những người bị đái đường, tỳ hư.

Nguyên liệu: bột hoa cúc 15g, 100g gạo tẻ.

Cách làm: Cho gạo tẻ vào nấu cháo, khi cháo chín thì cho bột hoa cúc vào, đun sôi trong vài phút là được. Ăn vào hai bữa chính là bữa sáng và bữa chiều. Hoặc cũng có thể lấy mầm cây cúc tươi rửa sạch và thái nhỏ rồi nấu với cách nấu tương tự.

4. Món ăn từ trai hoặc sò

Tác dụng: cháo trai, sò có tác dụng điều trị hiệu quả các chứng cao huyết áp, tai biến mạch máu não, hoa mắt, chóng mặt, nhức đầu, gan dương thịnh. Tuy nhiên, những người mắc chứng hư hàn thì không được dùng.

Nguyên liệu: 50g trai, 50g sò và 100g gạo tẻ.

Cách nấu: Làm sạch trai và sò, nấu sò cùng nhau và lấy nước ( có thể lấy cả cái). Cho gạo vào nấu cháo cho đến khi nhừ, chia thành 2 lần ăn trong ngày.

5. Móng giò lợn nấu sơn tra

Tác dụng: Móng giò lợn có tác dụng bổ thận tinh, bổ thân cốt, sơn tra không chỉ tiêu thực ( kích thích tiêu hóa) mà còn có tác dụng tán ứ huyết ( làm tan huyết khối). Sự kết hợp của 2 vị này có tác dụng điều trị huyết áp cao, di chứng tai biến mạch máu não và tình trạng bán thân bất toại.

Nguyên liệu: 3 cái móng giò lợn, 5 quả sơn tra, gia vị vừa đủ.

Cách làm: rửa sạch móng giò, thái nhỏ và xào cùng gia vị, đổ ngập nước rồi cho sơn tra vào hầm trong khoảng 2 giờ cho đến khi chín nhừ, chia làm vài lần ăn trong ngày.

Một số món ăn khác mà người bị đột quỵ nên ăn: