1.Trà hoa cúc

Tác dụng:

Trà hoa cúc đứng đầu trong danh sách các loại trà giúp an thần mất ngủ bạn nên sử dụng.
Giàu chất chống oxy hóa, Bisabolol và các vitamin, khoáng chất trà hoa cúc có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, hạ huyết áp, hạ hỏa, chữa nhức đầu, hoa mắt, chóng mặt, giúp an thần , giải tỏa căng thẳng và đặc biệt tốt cho người bệnh mất ngủ.

Nguyên liệu:

– 10 gram hoa cúc

– 2 gram cam thảo

– 1 thìa cafe mật ong

– 1 thìa đường

Cách thực hiện trà mật ong hoa cúc giúp chữa mất ngủ:

– Cho hoa cúc và cam thảo vào nồi đun sôi, thêm 1 chút đường. Sau đó đổ ra ly, đợi cho nước nguội bớt rồi cho mật ong vào khấu đều và thưởng thức.

– Còn phần bã bạn có thể dùng để đắp mặt sẽ giúp da mềm mịn, giúp loại bỏ vi khuẩn.

– Uống hàng ngày trước khi đi ngủ bạn có thể yên tâm ngủ ngon được rồi!

Lưu ý:
+ Phụ nữ đang mang thai, người hay bị dị ứng phấn hoa thì không nên sử dụng trà hoa cúc.

+ Những người bị chứng hư hàn, lạnh bụng, huyết áp thấp, chức năng gan bị hư tổn, mắc bệnh hen suyễn thì nên hạn chế sử dụng trà hoa cúc.

+ Những người bị rối loạn chảy máu nên tránh hoa cúc vì nó có coumarin làm tăng nguy cơ chảy máu.

2. Trà gừng

Tác dụng:

 Gừng không chỉ được sử dụng làm gia vị mà còn là vị thuốc an thần, chữa mất ngủ nổi tiếng trong Đông y.

– Trong gừng có chứa chất Cineole giúp giải tỏa stress, trị bệnh nhức nửa đầu, giúp tinh thần con người sảng khoái và ngủ ngon giấc.

Cách 1: Gừng + đường + nước:

Nguyên liệu: 

– 1/2 củ gừng tươi

–  500ml nước,

– 1 – 2 thìa đường

Cách pha: 

– Gừng rửa sạch, thái lát mỏng, cho vào nước đun sôi lên. Khi nước sôi, cho thêm đường vào, khuấy đều, vặn nhỏ lửa đun thêm 5 phút nữa là được.
– Uống vào buổi trưa và buổi chiều. Khi thấy nước hơi nguội có thể đun nóng lại cho ấm, uống sẽ tốt hơn.

Cách 2: Gừng + muối + nước

Nguyên liệu:

– 1/2 củ gừng tươi,

– 1 thìa cà phê muối,

– 500ml nước ấm

Cách làm:

– Giã nát gừng hòa với nước ấm, cho thêm muối và khuấy đều.

– Uống vào buổi trưa và buổi chiều thì đêm đến sẽ dễ ngủ và ngủ ngon hơn

Lưu ý:

– Những người hay bị đổ mồ hôi, người đang chảy máu (băng huyết, trĩ ra máu, chảy máu cam), người bệnh đái tháo đường, bệnh tim, viêm gan, viêm thận… không nên lạm dụng gừng, kẻo nguy hiểm đến sức khỏe và tính mạng.

 

3. Trà tâm sen

Tác dụng:
– Theo Y thư cổ, Tâm sen có công dụng thanh tâm (giải nhiệt trong tạng tâm), giáng áp (hạ huyết áp), sáp tinh (giữ cho tinh khí được bền chặt) và chỉ huyết (cầm máu). Thường được dùng để chữa các chứng bệnh như mất ngủ, đầu choáng mắt hoa, hay hồi hộp, nhịp tim nhanh.

– Theo y học hiện đại: Hai thành phần quan trọng nhất của tâm sen là Nuciferin và nelumbin. Đây là hai hoạt chất có tác dụng giữ ổn định các chức năng của cơ thể, khiến cơ thể dễ dàng đi vào trạng thái nghỉ ngơi và chìm sâu vào giấc ngủ

Nguyên liệu:

– 5g tâm sen

– 20g lá vông

– 10g táo nhân

– 10g hoa nhài tươi

Cách chế biến:

– Tâm sen sao thơm trên bếp ở lửa vừa

– Táo nhân sao đen sau đó đập dập

– Lá vông sấy khô rồi nghiền thành bột

– Trộn đều hỗn hợp này, hãm với 1lít nước, cho hoa nhài vào khi nước còn ấm. Rồi uống làm nhiều lần trong ngày

Lưu ý:

– Tâm sen có vị đắng, tính lạnh khá đặc trưng không thích hợp cho những người hư nhiệt.

 

4.Trà chuối

Tác dụng:

– Điều này nghe có vẻ lạ lẫm đối với bạn, nhưng trà chuối được xem là biện pháp chữa trị tuyệt vời cho những người bị mất ngủ.

– Vỏ chuối giàu kali và magiê giúp cải thiện chất lượng giấc ngủ. Uống trà này sẽ giúp thư giãn mạch máu và cơ bắp.

– Đồng thời trong chuối chứa axit tryptophan được chuyển hóa thành serotomin và melatonin, chất hóa học tự nhiên trong não, điều chỉnh lượng hoóc môn, giúp dễ đi vào giấc ngủ.

Nguyên liệu:

-Một trái chuối ương nhưng phải chắc chắn là chuối sạch không bị tẩm thuốc;

-600 ml nước;

– bột quế.

Chế biến: 

-Cắt bỏ phần đầu và phần đuôi quả chuối. Cho nước vào nồi, đun đến khi nước sôi thì bỏ nguyên trái chuối vào.

-Tiếp tục đun sôi trong 10 phút rồi tắt bếp. Lấy chuối ra, cắt thành từng miếng nhỏ vừa miệng.

-Đổ phần nước luộc chuối vào cốc và cho vào đó một chút quế.

Hướng dẫn sử dụng:

– Uống ly nước nấu chuối rắc bột quế trước khi bạn đi ngủ khoảng 1 giờ. Sau khi uống, đợi 10 phút, bạn ăn hết trái chuối nấu.

Lưu ý:

– Những người bị đau dạ dày không nên ăn chuối trước khi đi ngủ

 

5.Trà hoa tam thất

Tác dụng:

– Nụ và hoa tham thất có công dụng rất tốt với hệ thần kinh, giúp an thần, giảm căng thẳng giúp giấc ngủ ngon hơn, đẩy lùi tình trạng giấc ngủ chập chờn vào ban đêm.

Cách pha chế:

– Ngâm trực tiếp 3-5 bông hoa tam thất vào nước nóng, đổ lượt nước đầu tiên đi để rửa sạch hoa.

– Sau đó đổ tiếp lượt nước ấm nữa và uống như trà.

-Có thể uống nhiều lượt nước ngâm cho đến khi không còn vị ngọt đắng, nhưng không được uống trà hoa tam thất để qua đêm sẽ bị mất chất.

– Sử dụng trà hoa tam thất vào ban ngày bạn sẽ dễ ngủ hơn vào buổi tối.

Lưu ý:

– Hoa tam thất có tác dụng hạ huyết áp, cân bằng huyết áp tuy nhiên những người bị huyết áp thấp cần thận trọng khi sử dụng.

6.Trà chanh bạc hà mật ong

Tác dụng:

– Loại trà này có công dụng làm dịu bao tử, giảm cảm giác buồn nôn, căng thẳng và lo âu từ đó sẽ khiến giấc ngủ của bạn ngon và sâu giấc.

Nguyên liệu:

– Trà (trà xanh, trà mạn hay trà túi lọc đều được)

– Lá bạc hà (lấy phần ngọn là tốt nhất)

– Mật ong (hoặc đường nâu)

– Chanh

Cách pha chế:

– Pha một ấm trà thật nóng.

– Rửa thật sạch lá bạc hà rồi cho vào cốc.

– Rót trà và mật ong vào.

– Thêm một lát chanh vào và thưởng thức (bạn cũng có thể cho đá vào nếu thích uống lạnh).

 

7.Trà hoa nhài

Tác dụng:

– Hoa nhài có tính bình, hơi hàn, vị đắng đặc biệt có tác dụng thanh nhiệt, giải độc tạo ra tâm trạng thư thái, thoái mái giúp dễ đi sâu vào giấc ngủ.

Trường hợp mới mất ngủ:

Nguyên liệu:

-10g hoa nhài

-10g tâm sen

-12g hạt muống

Cách pha chế:

Lấy 10g hoà nhài, tâm sen 10g, hạt muồng 12g rồi sắc lấy nước uống. Mỗi ngày uống một thang chia 3 lần. Trong trường hợp mới bị mất ngủ, chỉ cần uống thang thuốc này từ 3 đến 5 ngày liên tục sẽ cho kết quả hữu hiệu.

Chữa bệnh mất ngủ kéo dài:

Nguyên liệu:

-100-200g rễ hoa nhài

-1lít rượu trắng 35- 45 độ

Cách pha chế:

– Rễ hoa nhài 100-200g, ngâm trong 1 lít rượu trắng 35-45 độ. Mỗi ngày uống từ 10-20 ml trước khi đi ngủ. Trong trường hợp không uống được rượu có thể thay thế rượu bằng cách rửa sạch rễ nhàu rồi cho nước vào nấu lấy nước uống.

Lưu ý:

Các chuyên gia không khuyến khích việc sử dụng trà hoa nhài với số lượng lớn, đặc biệt là trong trường hợp của thai kỳ, cũng không nên dùng trà hoa nhài khi dạ dày trống rỗng, để tránh gây ra độ axít cao.

 

Cùng với việc sử dụng các loại trà như: trà tâm sen, trà gừng, trà hoa cúc….. để có giấc ngủ ngon, người bị mất ngủ nên sử dụng thêm 1 số thảo dược để có giấc ngủ ngon ổn định, bền vững, hệ thần kinh khỏe mạnh.

Trong số các cây thuốc dùng chữa mất ngủ, cây Nữ lang được đánh giá là cây thuốc số 1 giúp trị mất ngủ. Đây là một trong 10 cây thuốc bán chạy nhất Châu Âu được các chuyên gia thần kinh hàng đầu khuyên dùng.