Căn cứ vào biểu hiện lâm sàng có thể phân thành 8 loại chính, bao gồm Can dương thượng kháng; Can hỏa thượng viêm; Âm hư dương kháng; Âm dương lưỡng hư; Thận dương khuy hư; Đàm thấp ngưng trở; Ứ huyết trở lạc; và Can dương hóa phong.

Bài thuốc 1. Thanh giáng thang

Thành phần: Tang bạch bì 30g, Địa cốt bì 30g.

Cách dùng: Mỗi ngày 1 thang, mỗi thang sắc 3 lần, hòa đều 3 lần nước thuốc. Buổi sáng 8 giờ uống lần 1. Buổi chiều 15 giờ uống lần 2. Buổi tối 20 giờ uống lần 3. Uống liên tục trong 20 ngày.

Công dụng: Thanh can, tả phế, mát huyết, tan ứ.

Chữa trị: Dùng trong trường hợp Can dương thượng kháng hoặc Đờm hòa thượng nhiều. Biểu hiện đau đầu, hoa mắt, buồn bực, miệng khát, tức ngực, tay chân tê dại.

Chú ý: Nếu bệnh đã lâu năm, lượng thuốc có thể tăng lên 50g. Uống thuốc phải kiêng rượu bia, thuốc lá, bánh mì, ăn ít muối.

 

Bài thuốc 2. Tiêu bì ba cô thang

Thành phần: Vỏ chuối tiêu 30g, Rau chân vịt 50g, Khô thảo 30g.

Cách dùng: Sắc nước uống, mỗi ngày 1 thang.

Công dụng: Tiết nhiệt bình can

Chữa trị: Dùng trong trường hợp Can hỏa thượng viêm. Biểu hiện đầu sưng đau, choáng váng hoa mắt, mặt đỏ, miệng đắng, buồn bực, dễ giận, đại tiện táo bón, nước tiểu đỏ, lưỡi hồng, rêu lưỡi vàng, mạch huyền sác.

Bài thuốc 3. Tả quy hoàn

Thành phần: Thục địa 24g, Câu kỷ tử 12g, Ngưu tất 9g, Lộc giác giao 12g, Sơn dược 12g, Sơn thù 12g, Thỏ ti tử 12g, Quy bản giáo 12g.

Cách dùng: Nấu nhừ Thục địa, quậy thành cao. Các thành phần khác nghiền thành bột, thêm mật ong vào, nhào tất cả thành viên hoàn to (cỡ hạt ngô bắp). Trước khi ăn cơm uống với nước canh hoặc nước muối nhạt. Mỗi lần 9g, ngày uống 2 lần.

Công dụng: Bổ dưỡng can thận, dưỡng âm thêm tinh để tiềm dương.

Chữa trị: Dùng trong trường hợp Can thận âm hư, tinh tủy bị suy tổn. Biểu hiện váng đầu, hoa mắt, lưng đau, gối mỏi, lưỡi khô, di tinh, hoạt tinh, đổ mồ hôi trộm, lưỡi hồng rêu ít, mạch tế sác.

 

Bài thuốc 4. Dục âm trợ dương thang

Thành phần: Ích mẫu 60g, Đỗ trọng 20g, Hạ khô thảo 12g, Sinh bạch thược 25g, Nữ trinh tử 12g, Sinh địa 15g, Tang ký sinh 20g, Cam thảo 5g, Câu đằng 20g, Sinh mẫu lệ 30g, Thạch học 15g.

Cách dùng: Cho Sinh mẫu lệ sắc trước 30 phút, sau đó cho các thành phần còn lại vào, tiếp tục sắc thêm 15 phút, lọc lấy nước. Tiếp tục sắc lấy nước lần thứ 2. Hòa chung 2 lần thuốc, chia 2 lần uống. Mỗi ngày 1 thang.

Công dụng: Dưỡng âm trợ dương, Bổ can ích thận.

Chữa trị: Dùng trong trường hợp Âm dương lưỡng hư. Biểu hiện đầu váng và đau, tai ù, tim hồi hộp, cử động thì thở gấp, lưng đau, gối mỏi, gân co, thịt rút, lưỡi nhạt rêu trắng, mạch huyền tế.

Những loại thực phẩm tốt cho người bệnh cao huyết áp 

Ngoài những thức phẩm xanh tốt cho người bệnh đã biết và đã được người bệnh nắm rõ như: nấm hương, dưa chuột, mộc nhỉ, táo xanh, đậu hà lan, chuối tiêu…thì cũng có khá nhiều loại thực phẩm mà những bệnh nhân bị cao huyết áp cần nắm rõ về tác dụng như:

  • Nhóm rau củ quả

  • Ngũ cốc thô

Các loại ngũ cốc thô như yến mạch, gạo lứt, bánh mì,…. chứa nhiều chất xơ và vitamin nhóm B. Được biết chất xơ có tác dụng chống táo bón, giữ lại cholesterol trong lòng ống tiêu hóa, từ đó giảm lượng cholesterol hấp thụ vào trong máu giúp giảm nguy cơ bệnh mỡ máu, cao huyết áp. Ngoài ra, chất xơ còn có tác dụng giảm HDL, VLDL, triglycerid trong máu, ngăn ngừa xơ cứng động mạnh và hỗ trợ tăng tiết axit mật giúp hệ tiêu hóa. Còn nhóm vitamin B giúp chuyển hóa tế bào, đặc biệt là tế bào thần kinh.

  •  Cá biển

Trong các loại thịt động vật chứa nhiều axit béo không tốt, có thể sử dụng thay thế cá cho các loại thịt vì trong cá có chứa các axit béo không bão hòa, giảm lượng cholesterol trong máu, giảm thiểu việc hình thành các cục máu đông phòng tai biến – đột quỵ. Đặc biệt, trong cá biển có chứa nhiều omega 3, axit linolenic có tác dụng tăng tính đàn hồi cho thành mạch máu, giúp hạn chế hiệu quả các biến chứng của bệnh cao huyết áp.

  •  Dầu ô liu, hướng dương, đậu nành

Đối với người bệnh cao huyết áp nên thay đổi thói quen ăn uống, chuyển từ sử dụng các thực phẩm chứa axit béo bão hòa sang các loại thực phẩm chứa axit béo không bão hòa. Nên dùng các loại dầu ô liu, hướng dương, đậu nành,… thay thế cho mỡ động vật, dầu dừa, dầu lac.

NGƯỜI BỊ CAO HUYẾT ÁP KHÔNG NÊN ĂN GÌ?

– Rượu: Khi được đưa vào cơ thể sẽ khiến cho các mạch máu bị co lại, huyết áp tăng khiến cho tim đập nhanh khiến cho muối canxi cholesterol bị đọng lại tại các thành mạch gây nên những mảng xơ vữa động mạch. Những người uống rượu thường xuyên sẽ có những biến chứng khá cao về huyết áp cũng như bệnh xơ vữa.

– Trà đặc: Đặc biệt là những loại hồng trà, trong trà có chứa khá nhiều chất kiềm, có khả năng khiến cho huyết áp tăng cao, tim đập loạn, mất ngủ, bất áp. Do đó, người bị cao huyết áp, tốt nhất không nên uống các loại trà đặc. Nếu như bạn không từ bỏ những loại trà này sẽ gây bất lợi đến quá trình điều trị bệnh cao huyết áp.

– Thịt chó: Được rất nhiều nam giới ưa chuộng vừa ăn ngon lại nhiều đạm, là thứ mồi nhậu khá tuyệt vời. Tuy nhiên, theo lý giải của Đông y, thịt chó mang tính ôn thận, trợ dương khiến cho âm thịnh dương suy dẫn tới bị cao huyết áp. Vì vậy, tốt nhất bạn nên loại món ăn này trong danh sách những món ăn người bệnh cao huyết áp nên ăn.

– Muối: Là thực phẩm có chứa khá nhiều natri, khiến cho tăng dịch thế bào làm cho tim đập nhanh và huyết áp tăng cao. Vì thế, người mắc bệnh cao huyết áp tốt nhất nên giảm lượng muối ăn hàng ngày.

Ngoài thực hiện các chế độ ăn uống việc đi bộ hoặc tập hít thở sâu cũng khá tốt. Với những thao tác đơn giản, những bài tập này có tác dụng hiệu quả trong việc làm bình ổn huyết áp, làm giảm stress và giúp họ biết cách kiểm soát huyết áp của mình. Quan trọng hơn cả là bạn cần phải “ phòng bệnh hơn chữa bệnh”.