Đối tượng không nên dùng hồng sâm

  • Phụ nữ đang mang thai và cho con bú: Sâm không phải món ăn đại bổ dành cho thai phụ, do sâm tính hàn dễ làm lạnh bụng. Ngoài ra sâm còn được hấp thụ bới thai nhi và con nhỏ làm dậy thì sớm, không cần thiết.
  • Trẻ em dưới 1 tuổi: Do tính chất “đại bổ”, trẻ em dùng sâm sớm thúc đẩy phát triển sinh dục sớm. Trẻ em trên 1 tuổi còi yếu, chậm phát triển hay ốm vặt có thể dùng sâm baby dành riêng cho trẻ hoặc dùng sâm hàm lượng nhỏ bằng 1/3 người lớn.
  • Người bị viêm loét dạ dày cấp tính và xuất huyết: Trường hợp này tuyệt đối không sử dụng tất cả các loại nhân sâm. Vì sâm làm khí vượng huyết thịnh, khiến tình trạng xuất huyết nguy hiểm thêm.
  • Người bị đau bụng, đi ngoài, nôn mửa: Người xưa có câu kinh điển: “Phúc thống phục nhân sâm tắc tử”. Thực tế “phúc thống” dùng trong câu này ám chỉ triệu chứng đau bụng thuộc thể hàn, đau bụng “tiết tả”
  • Người cao huyết áp, tiền sử tai biến do xuất huyết não: Thực tế, sâm có tính lưu thông mạch máu, giảm nguy cơ xơ vữa động mạch, sự xuất hiện cục máu đông. Do vậy người bị tai biến do cục máu đông nên sử dụng sâm thường xuyên. Ngược lại người tai biến do xuất huyết não, tuyệt đối không dùng sâm làm máu chảy nhanh hơn.

Trường hợp không nên dùng hồng sâm

  • Củ cải và đồ biển: Tất cả các loại củ cải và hải sản đều kỵ sâm. Trong khi nhân sâm “đại bổ khí” thì củ cải và đồ biển “đại hạ khí”, dùng kết hợp sẽ gây hại người dùng.
  • Chè tươi, chè mạn: Trong các loại chè đều có chất làm vô hiệu hóa công dụng của sâm. Do đó 2 thứ này nên dùng cách nhau ít nhất 2 giờ
  • Đồ kim loại: Chất kim loại trong nồi hòa tan với sâm tạo thành 1 loại độc dược. Tuyệt đối không dùng, chỉ hấp sâm bằng nồi cách thủy.
  • Thuốc chống đông máu: Bản chất hồng sâm có tác dụng giống y hệt thuốc chống đông máu, tránh cục máu đông và ngăn chặn tắc nghẽn mạch máu. Do đó khi dùng cùng lúc 2 thứ này làm tác dụng chống đông máu cộng dồn, gây ra tình trạng quá liều. Nên dùng cách xa nhau và dùng sâm với liều nhỏ.
  • Thuốc trị tiểu đường: Sâm có khả năng giải phóng lượng đường trong máu rất cao. Khi dùng cùng với thuốc trị tiểu đường cũng sẽ gây ra tình trạng quá liều, tụt đường huyết nhanh. Vì vậy, dùng sâm đúng cách nên dùng cách xa thời gian uống thuốc tiểu đường ít nhất 2 giờ.