Tên gọi khác: Bạch bách hợp,Toán não thự
Tên khoa học: Bulbus Lili – Lilium browii F.F. Br. var. colchesteri WilsHọ Hành Tỏi (Liliaceae)
Mô tả cây thuốc:
Cây thuốc Bách hợp là cây thân thảo cao khoảng 0,5 m sống lâu năm. Cây có hình dáng giống hoa loa kèn (Hoa màu trắng, có khi màu hồng nhạt).Cây thường mọc hoang ở một số nơi như vùng núi Lạng Sơn, Lào Cai, Quảng Ninh nhưng cũng rất hiếm gặp.
Thu hái:
Mùa thu, đông móc lên, lọai bỏ bộ phận trên mặt đất, rửa sạch đất, bóc lấy vỏ chồi, dùng nước sôi vớt qua hoặc sau khi hấp sơ qua, sấy khô hoặc phơi khô.
Bào chế:
– Lựa bỏ tạp chất, vảy đen,
– Mật bách hợp: Lấy Bách hợp sạch, thêm mật ong luyện chín (100 cân Bách hợp dùng 6 cân 4 lượng mật luyện) với nước sôi lượng vừa phải. Quấy đều, đậy kín hãm 1 chút, để vào trong nồi dùng lữa nhỏ rang đến khi sắc vàng không dính tay là mức, lấy ra để nguội.
– Phẩm hối tinh yếu: Hấp chín dùng.
Tính vị:
– Trung dược đại từ điển: Ngọt hơi đắng, bình.- Trung dược học: Ngọt, hơi lạnh.
– Bản kinh: Vị ngọt, bình.
– Biệt lục: Không độc.
– Cứu hoang bản thảo: Vị ngọt cay, bình.
– Trường sa dược giải: Vị ngọ hơi đắng, hơi hàn.
Qui kinh:
– Trung dược đại từ điển: Vào kinh Tâm, Phế.- Trung dược học: Vào kinh Phế, Tâm, Vị
– Lôi Công bào chế dược tính giải: Vào 4 kinh Tâm Phế, Đại, Tiểu trường.
– Bản thảo hối ngôn: Vào kinh Thủ túc thái âm, Thủ túc quyết âm, Thủ túc dương minh.
– Dược phẩm hóa nghĩa: Vào 3 kinh Phế, Tâm, Đởm.
Công dụng và chủ trị:
– Nhuận Phế cầm ho, thanh tâm an thần.
– Trị phế tổn ho lâu, ho nhổ máu đàm; Sau khi bệnh nhiệt, hư nhiệt chưa sạch, hư phiền hồi hộp, đánh trống ngực, thần chí hỏang hốt ; chân tê phù (cước khí phù thũng).